Chắn hẳn chúng ta không ai mong muốn gặp phải tai nạn hay va chạm trên đường, nhưng những sự cố không hay này rất khó tránh khỏi. Do đó sở hữu cho mình một chiếc ô tô được trang bị những hệ thống an toàn hiện đại sẽ giảm thiểu phần nào nguy cơ tai nạn cũng như đảm bảo an toàn tốt hơn cho người dùng.
Sau đây là công nghệ an toàn hiện đại được trang bị trên chiếc xe Ford hay xe Vios cũ được Sanxehot.vntổng hợp.
1. Phanh tự động khẩn cấp ( AEB - Auto Emergency Braking)
Khi xe bị va chạm mạnh từ phía sau, chủ xe sẽ bất ngờ và không kịp thời phản ứng dẫn đến nguy cơ mất lái rất cao, nguy hiểm cho bản thân chủ xe cũng như người tham gia giao thông xung quanh. Khi được trang bị hệ thống AEB, xe sẽ tự động giảm tốc độ hoặc có thể phanh xe độc lập khi phát hiện tình trạng khẩn cấp
2. Hệ thống chống bó phanh (ABS - Anti-lock Braking System)
Nó giúp bánh xe ô tô không bị bó cứng trong khi phanh cũng như chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường. Bosch là hãng đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển hệ thống an toàn này từ năm 1930 và lần đầu tiên áp dụng cho dòng xe S-Serie của nhà Mercedes-Benz năm 1978. Hãng Toyota Viet Nam cũng áp dụng công nghệ tiên tiến này cho các dòng xe của mình
3. Túi khí
Túi khí Toronado 1973 của hãng Oldsmobile trở thành mẫu xe dân dụng chở khách đầu tiên được lắp đặt túi khí vào năm 1973. Chỉ 1 năm sau đó, Buick, Cadillac và Oldsmobile đã quyết định đưa hệ thống túi khí kép vào danh sách trang bị tuỳ chọn trên phần lớn các xe full-size. Tại châu Âu, Mercedes-Benz S-Class cũng gia nhập thế giới xe hơi với điểm mới là trang bị tùy chọn túi khí. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là quan niệm và cách ứng dụng công nghệ an toàn này trên ô tô cũng có chút khác biệt giữa nhà sản xuất Đức và Mỹ. Nếu cả Ford và GM xem túi khí là một thiết kế thay cho đai an toàn thì Mercedes-Benz lại tích hợp đai an toàn và túi khí nhằm phòng tránh chấn thương hiệu quả hơn.
4. Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô
Hệ thống lần đầu xuất hiện hai mẫu xe của BMW (750iL và 850Ci) với tên DSC (Dynamic Stability Control). Công nghệ ô tô mới này giúp nhanh chóng lấy lại vị trí ổn định cho xe khi cua. Về sau, các hãng xe tiến hành cải tiến công nghệ với các tên gọi đặc trưng khác nhau gồm: ESP của Mercedes, STS của Cadillac hay VSC của Lexus.
5. Hệ thống cảnh báo điểm mù
Việc quan sát điểm mù luôn là ác mộng của rất nhiều lái xe, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu. Đó cũng chính là lý do công nghệ cảnh báo điểm mù ra đời. Với camera và radar giám sát, lái xe có thể kiểm soát các điểm mù khi chuyển làn đường một cách dễ dàng hơn. Hệ thống sẽ đưa ra các phát tín hiệu đèn hay âm thanh để cảnh báo lái xe, nhằm tăng tính an toàn khi tham gia giao thông.
6. Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS)
Giúp giảm thiểu các vụ tai nạn lật xe ô tô do nổ lốp. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa ra biên độ thay đổi của áp suất trong mức cho phép là khoảng 0,2Bar (1 Bar = 1,019kg/cm2). Trong trường hợp áp suất vượt quá con số này thì ngay lập tức, hệ thống TPMS sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo trên bảng táp-lô để lái xe biết và kịp thời khắc phục nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành.
7. Hệ thống quan sát ban đêm (Night Vision)
Công nghệ mới này biến hình ảnh của các vật cản như người đi bộ hay thú vật trong bán kính 300m thành những hình ảnh hồng ngoại to và rõ hơn trên màn hình. Nhờ đó người lái xe sẽ quan sát tốt hơn, tránh được tai nạn đáng tiếc.
8. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (Lane Departure Warning)
Với hệ thống thông minh, khi phát hiện xe ô tô của bạn đang di chuyển không đúng với làn đường theo quy định và không có dấu hiệu sang đường hay chuyển làn, các cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh sẽ được phát thông báo cho lái xe lưu ý. Đây là một hệ thống rất có ích khi hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn xày ra nguyên nhân nằm ở lái xe ngủ gật, mất tập trung, nó sẽ giúp ngăn chặn những rủi ro này.
Xem thêm các dòng xe liên quan:
0 comments:
Post a Comment