Search This Blog

Saturday, August 12, 2017

// // Leave a Comment

Cơ hội nào dành cho ngành công nghiệp xe hơi tại Việt Nam

Theo như những gì showroom Honda Ô tô Kim Thanh được biết, Honda - thương hiệu sản xuất ô tô hàng đầu đến từ Nhật Bản đã từng khẳng định, hãng sẽ thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam, nếu được sự ủng hộ nhiệt tình đến từ phía Chính Phủ.

Chính phủ rất quan tâm đến ngành công nghiệp xe hơi

Tại sự kiện khởi công ở các nhà máy Mazda mới của THACO, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt và làm việc tại đây, ông cũng cho hay sẽ đề xuất đến Quốc hội về các biện pháp về việc hỗ trợ các chi phí sản xuất xe trực tiếp trong nước, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển ngành công nghiệp xe hơi ở nước ta theo hướng lắp ráp.
co-hoi-nao-danh-cho-nganh-cong-nghiep-xe-hoi-tai-Viet-Nam-1.jpg
Nhiều biện pháp hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển ngành công nghiệp xe hơi ở nước ta theo hướng lắp ráp
Đây được xem là một trong những dấu chỉ rõ ràng cho thấy, trong tương lai ngành xe hơi sẽ ngày càng mạnh hơn với nhiều ưu thế khi được Nhà nước quan tâm. Hiện tại, định hướng phát triển công nghiệp xe hơi ở Việt Nam từ nhiều năm qua là lắp ráp trong nước, nhưng mọi tầm nhìn chiến lược đều bỏ dở vì nhiều lý do khác nhau.
Trong đó, vướng mắt kéo dài nhất chính là hạn chế về doanh số bán xe ở nước ta không đạt được kết quả như mong đợi, kéo theo điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ, nên rõ ràng không thể lắp ráp một cách thuận lợi.
Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nhiều chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2018, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu thụ xe nhập khẩu nhiều hơn là sản xuất trong nước. Vì các thương hiệu đang dần chuyển hướng theo cách lắp ráp sang nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia về bán.
co-hoi-nao-danh-cho-nganh-cong-nghiep-xe-hoi-tai-Viet-Nam-2.jpg
Trong tương lai ngành xe hơi sẽ ngày càng mạnh hơn với nhiều ưu thế khi được Nhà nước quan tâm

Ngành công nghiệp xe hơi nước ta đang gặp khó khăn

Khi thuế suất giảm về mức 0%, xe nhập khẩu trực tiếp sẽ rẻ hơn rất nhiều lần so với xe được lắp ráp. Chính vì thế, sản phẩm lắp ráp sẽ mất dần đi khả năng cạnh tranh, cơ cấu sẽ dần dần chuyển hết sang nhập và sớm muộn gì, nền công nghiệp xe hơi nước ta cũng sẽ bị xóa sổ.
Trên thị trường thế giới đã ghi nhận trường hợp của đất nước Australia. Đến cuối năm 2017, đất nước này đã không còn ngành công nghiêp ô tô nữa, bởi các thương hiệu lớn đến từ Nhật Bản như Toyota, Ford, Mitsubishi đều đồng loạt chuyển nhà máy sang Thái Lan.
co-hoi-nao-danh-cho-nganh-cong-nghiep-xe-hoi-tai-Viet-Nam-3.jpg
Khi thuế suất giảm về mức 0%, xe nhập khẩu trực tiếp sẽ rẻ hơn rất nhiều lần so với xe được lắp ráp
Kết quả nhận được hoàn toàn khiến nhiều người thật sự sốc, khoảng 45.000 người trực tiếp và 200.000 người liên quan sẽ mất việc gây thiệt hại khoảng 15 tỷ USD mỗi năm. Đây được xem là một vấn nạn khá nghiêm trọng, một thất bại thê thảm nếu nhìn trên góc độ kinh tế vĩ mô.
Đối với các quốc gia châu Á vốn không có nền tảng công nghệ bốn bánh nên cách duy nhất để xây dựng "đế chế" là tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hãng xe phát triển lắp ráp. Honda là một trong số đó, hãng đã đem đến nhiều dòng xe làm khuynh đảo thị trường. Trong đó, không thể không nhắc đến xe Honda Accord 2017, City hay CR-V…
Nhiều chuyên gia tại nước ta cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu không có thay đổi lớn, Việt Nam sẽ sớm nối gót Australia", chịu thiệt nhất vẫn sẽ là những người tiêu dùng khi đứng trước hàng rao thuế, phí tại Việt Nam.
--->> Xem thêm giá Honda City

0 comments:

Post a Comment