Kính chắn gió là một trong những bộ phận quan trọng trên xe ô tô, bởi đây là phần mà lái xe trực tiếp nhìn qua khi điều khiển xe. Do đó, nếu kính bị dơ, bám bụi dẫn đến mờ, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái sẽ gây nguy hiểm khôn lường.
Bên cạnh việc đưa xe Toyota Vios cũ của bạn đến các trung tâm bảo dưỡng chăm sóc xe để vệ kinh thì việc tự tay “chăm sóc” cho bộ phận trọng yếu này tại nhà hoàn toàn có thể, vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc vừa có thể đảm bảo như ý muốn.
1. Cách xử lý kính chắn gió ô tô bị xước
Nếu thường xuyên phải chạy xe trên những con đường rải đá hay sỏi thì chuyện kính chắn gió bị xước không có gì là lạ, thậm chí cả những phương tiện đi ngược chiều cũng là tác nhân hất bụi đất hay vụn đá lên kính chắn gió ô tô của bạn. Dưới đây là một số cách xử lý những vết xước trên kính chắn gió bằng những thao tác vô cùng đơn giản:
Dùng sơn đánh móng tay màu trong
Sử dụng sơn móng tay màu trong quét lên toàn bộ vết xước bằng chổi, giống như đánh móng tay thông thường. Quét 2 lần để đảm bảo không để xót vết xước. Dùng một miếng vải mềm có thấm a-xê-tôn, sau đó, lau toàn bộ phần sơn móng tay bị dính bên ngoài vết xước.
Dùng dung dịch đánh bóng kim loại
Đổ dung dịch đánh bóng kim loại vào miếng vải mềm. Lau vết xước theo chiều dọc bằng vải mềm nhiều lần. Lau cho đến khi vết xước trên kính chắn gió xe hơi biến mất.
Một số lưu ý:
- Dùng vải mền thay vì khăn giấy để vệ sinh kính chắn gió bởi nhiều loại giấy ăn có thể làm xước kính.
- Đối với các vết xước sâu, không nên sử dụng sơn đánh móng tay hay dung dịch đánh bóng kim loại mà bạn nên mua một bộ dung cụ xóa vết xước chuyên dụng. Đặc biệt, nếu vết xước gây cản trở hay hạn chế tầm nhìn khi lái xe, hay tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
- Đối với các vết xước sâu, không nên sử dụng sơn đánh móng tay hay dung dịch đánh bóng kim loại mà bạn nên mua một bộ dung cụ xóa vết xước chuyên dụng. Đặc biệt, nếu vết xước gây cản trở hay hạn chế tầm nhìn khi lái xe, hay tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
2. Vệ sinh kính chắn gió xe ô tô bị mờ vì bám bụi
Dùng một tấm khăn sạch và nước xịt kiếng chuyên dụng, lật sang mặt sạch của tấm vải và tiến hành lau gờ trên của kính chắn gió trước. Nếu làm như vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng bụi bẩn ở phía trên rơi xuống và làm bẩn khu vực phía dưới đã được lau sạch sẽ. Sau đó, thay một mảnh vải lau mới.
Xịt nước lau rửa thêm một lần nữa và lau sạch bụi. Căn cứ vào diện tích bám bụi để xịt nước rửa, diện tích càng lớn thì xịt càng nhiều và ngược lại, Sau đó, lau lại bằng một miếng vải khô sạch khác.
Cuối cùng, dùng mảnh vải sạch sợi siêu nhỏ thấm ít giấm trắng hay nước chanh rồi lau lại một lượt mặt trong và ngoài kính chắn gió.
3. Vệ sinh kính chắn gió ô tô bị mờ vì hơi nước
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kính chắn gió xe Vios cũ bị mờ là do độ ẩm trong không khí cao hay do nhiệt độ cơ thể và hơi thở của hành khách xe. Nếu đậu xe ô tô ngoài trời, kính chắn gió bị mờ do sương là điều không tránh khỏi ngay cả khi chưa mở cửa xe.
Dùng điều hòa không khí:
Một cách tiện lợi mà hiệu quả là tận dụng điều hòa trên ô tô để loại bỏ vết mờ trên kính chắn gió. Theo nguyên lý làm mát của điều hòa là loại bỏ hơi nước trong thân xe, giúp làm giảm nhiệt độ trong cabin xe, nên khi sử dụng điều hòa lượng hơi nước bám trên kính chắn gió sẽ được “tiêu diệt” ngay
Lời khuyên của các lái xe nhiều kinh nghiệm về sử dụng ô tô là bạn nên bật điều hòa và truyền hơi lạnh qua ống thông khí giúp làm khô nước bám trên hệ thống kính chắn gió. Thực tế, không ít tài xế sử dụng bút bấm gạt sương mù trên bảng tablo và bất ngờ tắt điều hòa vì không chịu được luồng không khí lạnh tỏa ra một cách đột ngột. Tuy nhiên, nếu làm như vậy có nghĩa là bạn đang tự "phản" lại chính mình.
Nhấn nút gạt sương trên bảng tablo:
Đối với các mẫu xe ô tô không được trang bị hệ thống điều hòa thì nút gạt sương trên bảng tablo sẽ là "vị cứu tinh" đánh tan sương trên kính chắn gió. Khi bạn ấn nút, hơi nóng hoặc luồng điện sẽ làm cho nước trên bề mặt kính nhanh chóng bốc hơi.
Xem thêm các dòng xe liên quan:
0 comments:
Post a Comment